Ở cấp điều hành của doanh nghiệp, Chairman là thuật ngữ được dùng phổ biến. Họ không chỉ có quyền lực mà còn tạo sức ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp đó. Vậy Chairman là gì? Hãy cùng dannguyeninc.com giải đáp thông tin này trong bài viết dưới đây nhé.

I. Chairman là gì?

Chairman là chủ tịch hội đồng quản trị của doanh nghiệp, tập đoàn
Chairman là thuật ngữ được dùng để chỉ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị của doanh nghiệp, tập đoàn. Nói đơn giản thì họ chính là người đứng đầu hội đồng quản trị của một công ty, doanh nghiệp hoặc tập đoàn. Vị trí này được bầu bởi các thành viên của hội đồng quản trị nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư.
Hội đồng quản trị là một nhóm cá nhân được bầu để đại diện cho lợi ích của các cổ đông. Nhiệm vụ của hội đồng quản trị là thiết lập những chính sách, quy định để giám sát doanh nghiệp. đồng thời, họ sẽ đưa ra những quyết định lớn của công ty.

II. Vai trò của Chairman

Như đã chia sẻ, Chairman là người chịu trách nhiệm lãnh đạo hội đồng quản trị. Họ tập trung chủ yếu vào những vấn đề chiến lược, giám sát sự hoạt động của doanh nghiệp, tập đoàn. Vậy cụ thể vai trò của một Chairman là gì, như thế nào?
  • Lãnh đạo, giám sát sự hoạt động của hội đồng quản trị doanh nghiệp. Tạo ra các điều kiện cần thiết cho hiệu quả của giám đốc, hội đồng quản trị.
  • Chairman đảm bảo quá trình giao tiếp với các thành viên hiệu quả và chủ trì những cuộc họp cổ đông, đại hội đồng.
  • Thúc đẩy, giám sát những tiêu chuẩn cao về quản trị doanh nghiệp, tập đoàn.
  • Dẫn dắt hội đồng quản trị trong những cuộc họp, thảo luận về những đề xuất do nhóm điều hành đưa ra gồm có chiến lược phát triển, quản lý rủi ro, báo cáo tài chính…
  • Chairman là thành viên của hội đồng quản trị, người cố vấn cho tổng giám đốc công ty, tập đoàn.
  • Tập trung vào những chiến lược, tầm nhìn và giám sát mọi hoạt động kinh doanh của tập đoàn.
  • Đại diện cho công ty, doanh nghiệp liên hệ với bên ngoài.

III. Phân biệt Chairman và CEO

Tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng nhiều người vẫn luôn nhầm lẫn Chairman và CEO. Dưới đây là những đặc điểm giúp bạn phân biệt rõ sự khác nhau giữa CEO và Chairman là gì.

1. Chức phận

Chairman có vị trí cao hơn so với CEO
CEO được hiểu là giám đốc điều hành, vị trí này có vai trò là điều hành hoạt động của công ty. Họ nỗ lực vì lợi nhuận của doanh nghiệp, đóng vai trò là đầu mối giao tiếp giữa các giám đốc điều hành khác với hội đồng quản trị. Có thể thấy, vai trò của CEO phụ thuộc vào quy mô, văn hóa của công ty, doanh nghiệp.
Trong khi đó, Chairman thiên về định hướng tư duy của CEO và chăm sóc quyền lợi cho các thành viên cổ động. Như vậy có thể thấy, nếu như giám đốc điều hành đi ngược lại mục đích, sứ mệnh của Chairman hay hội đồng quản trị thì có thể bị thay thế bằng người khác bất cứ lúc nào.

2. Quyền lợi

Giám đốc điều hành cũng phải đảm bảo KPI và nhận lương như nhân viên bình thường trong công ty và người ký quyết định về lương, thưởng chính là Chairman.
Còn người trả lương, thưởng và phụ cấp cho Chairman chính là Hội đồng quản trị.

3. CEO có thể thay thế Chairman

Phụ thuộc vào quy mô, loại hình của doanh nghiệp mà Chairman và CEO có thể làm việc cùng nhau. Điều này có nghĩa là Chairman là vị trí thường có trong các tập đoàn lớn, có vai trò là tìm hướng phát triển phù hợp cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với những công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ thì CEO thường đảm nhận luôn vai trò của chủ tịch. Tức là CEO vừa là người đề ra đường hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp, vừa chịu trách nhiệm giám sát hiệu quả của những kế hoạch đó.
Ngoài ra, khi CEO đảm nhận vai trò của chủ tịch hội đồng quản trị thì họ sẽ bớt đi gánh nặng của người người làm thuê, luôn vững tâm thế của người làm chủ.

IV. Làm thế nào để trở thành Chairman quyền lực?

Bên cạnh năng lực, vị trí Chairman còn cần nhiều kỹ năng mềm khác
Những yếu tố, phẩm chất nào để làm nên một Chairman quyền lực? Đó là:
  • Khả năng chủ trì các cuộc họp: như đã chia sẻ khi giải thích Chairman làm gì, vị trí này thường đứng ra chủ trì những cuộc họp của hội đồng quản trị. Vì thế, khả năng quản lý các cuộc họp là kỹ năng quan trọng mà Chairman cần có.
  • Hiểu rõ về doanh nghiệp: một Chairman ưu tú phải có sự am hiểu về văn hóa, con người và quy trình hoạt động của doanh nghiệp đó. Họ cần hiểu được rằng thị trường rất rộng và luôn phải có sự chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy đến.
  • Tính cách mạnh mẽ: vị trí Chairman thường đảm nhận nhiều công việc khó khăn trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động, chiến lược. Điều này đòi hỏi Chairman phải có tính cách mạnh mẽ.
  • Tầm nhìn xa: khi đảm nhận vị trí Chairman, bạn phải có tầm nhìn xa để đưa doanh nghiệp phát triển đúng hướng. Với tầm nhìn xa, bạn có thể tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, xã hội.
  • Truyền cảm hứng cho người khác: có lẽ đây là yếu tố bắt buộc phải có ở mỗi Chairman. Bởi vì để nhân viên làm việc gắn bó, cống hiến với doanh nghiệp thì Chairman phải truyền được cảm hứng cho họ, để họ tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp mà cố gắng phấn đấu.
  • Có khả năng giao tiếp tốt: ngoài việc giao tiếp với nhân viên trong doanh nghiệp thì Chairman còn phải giao tiếp với các đối tác, khách hàng. Và để có được những bản hợp đồng tốt, thêm đối tác cho công ty thì đòi hỏi vị trí này có khả năng giao tiếp, lãnh đạo tốt.
  • Có mắt nhìn người, tìm kiếm nhân tài cho công ty. Nếu có được đội ngũ nhân viên mạnh, thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững được.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp được thắc mắc Chairman là gì, cũng như sự phân biệt vị trí này với CEO trong doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về các vị trí cao nhất của doanh nghiệp, tập đoàn.