Seizure là gì
Bệnh seizure nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh hoàn toàn có thể hồi phục sức khỏe và hòa nhập với cuộc sống bình thường. Vậy seizure là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Cùng dannguyeninc.com tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

I. Seizure là gì?

Seizure là bệnh động kinh
Seizure có nghĩa là chứng co giật thần kinh, hay còn gọi là bệnh động kinh. Đây là một bệnh lý xảy ra do hệ thần kinh trung ương bị rối loạn. Khi đó, hoạt động của bộ não trở nên bất thường, gây ra những cơn động kinh, co giật hoặc những hành vi bất thường và có thể khiến người bệnh mất ý thức.
Bất kỳ độ tuổi, giới tính nào cũng có khả năng mắc phải bệnh động kinh. Bệnh thường khởi phát từ nhỏ hoặc xuất hiện ở những người trên 60 tuổi.
Động kinh có thể diễn biến suốt đời. Tuy nhiên, có 1 tỷ lệ người bệnh tự khỏi hoặc cải thiện các triệu chứng nếu được điều trị đúng cách.

II. Phân loại bệnh động kinh

Dựa vào vị trí hoạt động bất thường của não bộ, triệu chứng cụ thể mà động kinh được phân thành các loại sau đây:

1. Động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ hay còn gọi là focal seizure đây là nhóm động kinh khi các cơn động kinh xuất hiện do sự hoạt động bất thường của một vùng não bộ. Những cơn động kinh này được chia thành 2 kiểu sau:
  • Động kinh cục bộ đơn giản: người bệnh có xuất hiện những cơn động kinh do một phần não bộ bị kích thích thường sẽ không mất ý thức. Cụ thể, người bệnh có thể có những thay đổi trong cảm xúc hoặc giác quan.
  • Động kinh cục bộ phức tạp: với cơn động kinh này, người bệnh có thể mất ý thức hoặc thay đổi ý thức. Khi lên cơn động kinh cục bộ phức tạp người bệnh sẽ nhìn chằm chằm vào một khoảng không và không có phản ứng lại với môi trường.

2. Động kinh toàn thể

Động kinh toàn thể hay còn gọi là generalized seizure xảy ra có liên quan toàn bộ khu vực não bộ. Nhóm này được phần thành 6 kiểu động kinh như sau:
  • Động kinh vắng ý thức (động kinh cơn nhỏ) thường xảy ra ở trẻ em với những triệu chứng như nhìn chằm chằm vào khoảng không hoặc có những chuyển động nhỏ như máy môi, chớp mắt.
  • Động kinh co cứng khiến cho các cơ bắp bị cứng cứng và ảnh hưởng đến ý thức. Vị trí ảnh hưởng chủ yếu là cơ ở lưng, chân, cánh tay.
  • Động kinh mất trương lực cơ khiến người bệnh mất kiểm soát cơ bắp, dễ bị ngã quỵ.
  • Động kinh co giật gây ra những chuyển động lặp đi lặp lại hoặc theo nhịp của cơ thể.
  • Động kinh giật cơ khiến người bệnh lên những cơn có giật ngắn hoặc giật mạnh ở cánh tay, chân.
  • Động kinh cơn lớn là kiểu động kinh nguy hiểm nhất. Chúng có thể khiến người bệnh mất ý thức, cơ thể co giật hoặc tự cắn lưỡi.

III. Dấu hiệu, triệu chứng của seizure

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh
Sau khi đã biết được seizure là gì, chúng ta cần hiểu thêm về những dấu hiệu của căn bệnh này để có thể nhận biết chính xác. Động kinh xảy ra khi có sự co giật quá mức, đồng thời hoặc tạm thời của nhóm tế bào thần kinh trung ương não bộ, gây ra những triệu chứng như sau:
  • Nhầm lẫn, ú ớ, nhìn chằm chằm vào khoảng không
  • Các cử động co giật không kiểm soát được cơ thể hoặc tay, chân
  • Mất ý thức, bất tỉnh và không nhớ chuyện gì đã xảy ra sau động kinh
  • Ngã quỵ, cảm giác lo lắng, sợ hãi.
Tùy theo từng loại động kinh mà những dấu hiệu của động kinh sẽ có sự khác nhau. Vậy nên khi thấy những biểu hiện như cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút, người bệnh mất ý thức, không thở được sau khi hết cơn động kinh, xuất hiện cơn động kinh thứ 2 ngay sau đó thì cần gọi đến cấp cứu ngay lập tức.

IV. Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

Theo nghiên cứu, có đến 50% người bệnh mắc động kinh mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh seizure là gì? Đó là:
  • Yếu tố di truyền: Một số loại động kinh có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, yếu tố gen chỉ là một phần gây ra bệnh này.
  • Chấn thương vùng đầu: Sau tai nạn gây chấn thương đầu có thể dẫn đến chứng động kinh trong tương lai.
  • Những bệnh lý ở não bộ như u trong não, dị dạng xoang, dị dạng động mạch… có thể gây ra bệnh động kinh.
  • Mắc bệnh nhiễm trùng như HIV, viêm màng não… đều là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh seizure (động kinh).
  • Tổn thương trước khi sinh: Trước khi chào đời, thai nhi thường rất nhạy cảm với những yếu tố có thể gây tổn thương não. Đây là yếu tố làm tăng khả năng mắc chứng động kinh hoặc bại não ở trẻ nhỏ.

V. Phương pháp chẩn đoán, điều trị seizure

Người bệnh có thể kiểm soát được chứng động kinh
Theo các chuyên gia sức khỏe, chỉ vì bạn co giật thì không có nghĩa là mắc bệnh động kinh. Thông thường, một người phải có ít nhất 2 cơn co giật xuất hiện không rõ nguyên nhân mới được chẩn đoán là mắc chứng động kinh. Vậy phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh seizure là gì? Sau khi xem xét tiểu sử bệnh ký, những triệu chứng mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:
  • Kiểm tra thần kinh gồm có khả năng vận động, hành vi, chức năng tâm thần
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng di truyền, dấu hiệu nhiễm trùng
  • Chụp cắt lớp để phát hiện những bất thường của cấu trúc não bộ
  • Chụp cộng hưởng từ nhằm phát hiện nhưng tổn thương hay sự bất thường ở não bộ
  • Điện não đồ dùng để ghi lại hoạt động điện của não bộ, qua đó quan sát được sự thay đổi trong và ngoài cơn động kinh khi xảy ra.

Người bệnh có thể kiểm soát được động kinh. Thực tế, có đến 70% người bệnh vẫn sống chung với căn bệnh này trong thời gian dài khi uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Phần lớn người bệnh có thể không còn lên cơn động kinh hoặc giảm tần suất, cường độ động kinh sau khi dùng thuốc. Nếu việc sử dụng thuốc chống động kinh không có hiệu quả, người bệnh sẽ được phẫu thuật hoặc phương pháp điều trị khác.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ bệnh seizure là gì, cũng như mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Mong rằng qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe.